Callback là 1 dạng đặc biệt của Postback, nhưng hoàn toàn không giống với cách Postback thực hiện. Postback giúp Client liên lạc với Server để thực hiện một tác vụ nào đó và refresh/redraw lại trang HTML. Postback thông thường sẽ gây hiện tượng co giật toàn màn hình (full postback) do phải vẽ lại toàn bộ trang. Đối với postback một phần (partial postback hay async postback), thì hiện tượng co giật không xảy ra do có một đối tượng JavaScript (ScriptManager) đứng đằng sau để vẽ lại một phần màn hình theo yêu cầu. Tuy nhiên khi trang HTML quá phức tạp với số lượng lớn các thẻ HTML được sinh ra, thì Partial Postback vẫn gây ra hiện tượng co giật nhưng với mức độ nhỏ hơn so với Full-Postback.
Trong khi đó Callback chỉ là một cách triệu gọi (thí dụ gọi hàm) đơn thuần lên server để lấy dữ liệu và đổ vào một thẻ nào đó được đặt trước (Place holder) chứ không refresh lại toàn bộ trang, và do đó cũng không gây ra hiện tượng co giật. Như vậy sẽ không thể dùng Callback để vẽ lại bất cứ một vùng nào của trang HTML. Trên server (code-behind), việc cố gắng update giao diện các Control thì sẽ trở nên vô tác dụng, điều này cũng giống như khi cố gắng update một cái gì đó trên UI tại thời điểm “unload” xảy ra (xem ASP.NET Page LifeCycle) nhưng lúc đó việc Rendering đã hoàn tất và không thực thi bất cứ một yêu cầu cập nhật UI nào. Một nhược điểm của ASP.NET là việc cố gắng cập nhật UI tại thời điểm Unload hoặc Callback đểu không gây ra Exception khiến cho những người mới bắt đầu học ASP.NET mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu vì sao việc cập nhật UI lại thất bại!
Chúng ta có thể so sánh vòng đời của Postback và Callback như ở dưới đây. Có thể thấy là chúng giống nhau ở hầu hết các giai đoạn, trừ các giai đoạn Rendering vì Callback không tham gia thực hiện việc update UI. Một lưu ý quan trọng là khi Callback xảy ra, giá trị của ViewState không bao giờ thay đổi, tức là khi cố gắng thay đổi giá trị của ViewState trên server khi Callback xảy ra, thì giá trị ViewState vẫn giữ nguyên.
Có thể cập nhật một vùng của trang Web với Callback?
Hoàn toàn được. Nhưng chúng ta sẽ phải tự mình viết rất nhiều code, đặc biệt là JavaScript để render các thẻ HTML và điền nội dung theo yêu cầu.
Chúng ta sẽ không thể cập nhật các Server Control với Callback. Thí dụ chúng ta không thể fill data vào đối tượng GridView và render nó sau khi Callback. Để làm được điều giống như Postback, chúng ta sẽ viết JavaScript để sinh ra các thẻ <table><th><tr>… và fill dữ liệu sau khi Callback vào các vị trí tương ứng. Đây có thể nói là một công việc hết sức khổ ải vì chúng ta không tận dụng được lợi thế của các Web Control có sẵn có thể giúp render ra HTML Markup dễ dàng hơn rất nhiều.
Thiết kế định hướng Callback giúp trang Web nạp nhanh hơn so với Postback?
Không chính xác. Callback và Postback không xảy ra tại thời điểm ban đầu nạp trang. Postback và Callback xảy ra tại thời điểm khi có một yêu cầu gửi đến server tại thời gian thực (sau khi trang đã được nạp và sẵn sàng). Tại thời điểm gửi yêu cầu và phản hồi lại phía Client, Postback sẽ refresh lại toàn bộ trang (hoặc một vùng nào đó) do đó performance sẽ thấp hơn so với Callback (không vẽ lại bất cứ vùng nào trên trang). Như vậy nếu người dùng gửi yêu cầu không liên quan đến cập nhật UI từ server, thì có thể dùng Callback sẽ cho hiệu quả cao hơn so với Postback. Có thể nói về mức độ an toàn thì Callback có mức an toàn cao hơn vì yêu cầu gửi đi được thực hiện vòng (async) mà không thay đổi lại toàn bộ cấu trúc cây điều khiển của trang (Page Control Tree).
Không chính xác. Callback và Postback không xảy ra tại thời điểm ban đầu nạp trang. Postback và Callback xảy ra tại thời điểm khi có một yêu cầu gửi đến server tại thời gian thực (sau khi trang đã được nạp và sẵn sàng). Tại thời điểm gửi yêu cầu và phản hồi lại phía Client, Postback sẽ refresh lại toàn bộ trang (hoặc một vùng nào đó) do đó performance sẽ thấp hơn so với Callback (không vẽ lại bất cứ vùng nào trên trang). Như vậy nếu người dùng gửi yêu cầu không liên quan đến cập nhật UI từ server, thì có thể dùng Callback sẽ cho hiệu quả cao hơn so với Postback. Có thể nói về mức độ an toàn thì Callback có mức an toàn cao hơn vì yêu cầu gửi đi được thực hiện vòng (async) mà không thay đổi lại toàn bộ cấu trúc cây điều khiển của trang (Page Control Tree).
Chúng ta có thể sử dụng Callback khi thiết kế tính năng Download, kiểm tra sự tồn tại của một dữ liệu (thí dụ username), bình chọn (rate/vote), hoặc tự động nạp dữ liệu vào một số trường nào đó. Trong trường hợp này thì Callback có hiệu quả hơn hẳn so với Postback.
Callback và Partial Postback trong Ajax khác nhau như thế nào?
AJAX là viết tắt của Asynchronous JavaScript and XML. Ajax có thể hiểu là công nghệ được hình thành bởi một tập hợp các các kỹ thuật phát triển Web, trong đó có Callback, để tạo nên các trang Web sinh động. Ajax là sự kết hợp cả JavaScript và XML, JSon.. để làm tối đa hóa công việc viết mã của các nhà lập trình Ajax.
Partial Postback là một kỹ thuật nằm giữa Callback (kỹ thuật thô sơ nhất) và Postback. Partial Postback trong Ajax sử dụng cơ chế Callback để phát động cuộc gọi lên server và cũng thực hiện các ASP.NET LifeCycle như một postback thông thường. Tuy nhiên Ạjax chỉ điều khiển quá trình rendering trên các control thay vì rendering lại toàn bộ trang Web. Ajax đóng gói các dữ liệu đã được render và gửi ngược trở lại Client. Về phía trình duyệt, Ajax cập nhật DOM cho trang Web với các thay đổi cần thiết.
Partial Postback không được hỗ trợ trong ASP.NET 2.0 (trong khi Callback đã có trong phiên bản này). Tuy nhiên AJAX đã giúp các nhà phát triển Microsoft làm điều này bằng cách bổ sung các thư viện hỗ trợ cho Partial Postback.
Như vậy Callback chỉ là một kỹ thuật nhỏ lẻ, cấp thấp và có lợi thế hơn Ajax trong việc khai thác các tính năng nhỏ để tăng mức User Experience cho trang Web.
Khi nào thì quyết định sử dụng Callback hoặc Postback?
Như đã nói ở trên, Callback đem lại sự thuận tiện cho người dùng khi phải vẽ lại toàn màn hình. Các developer thường hay mắc một nhược điểm là lạm dụng kỹ thuật Callback hoặc đối tượng UpdateManager quá nhiều sẽ khiến cho trang Web load chậm và hiệu quả cũng trở nên phản tác dụng khi hiện tượng co giật vẫn xảy ra do quá nhiều xung đột phát sinh. Do vậy tác giả đề nghị các developer cần hết sức lưu ý 2 nguyên tắc sau:
- Chỉ sử dụng Callback đối với các action đơn giản, thí dụ rate một bài báo hoặc like một cái gì đó.
- Đối với các action phức tạp như lưu dữ liệu, nên thiết kế full postback nhằm mục đích an toàn và hạn chế lỗi. Các developer cũng cần estimate xem một action xảy ra sẽ khiến trang Web thay đổi nhiều hay ít, nếu là thay đổi nhiều thì việc khai thác Ajax không đem lại hiệu quả nhiều, thay vào đó full postback là giải pháp tốt nhất.
AJAX là viết tắt của Asynchronous JavaScript and XML. Ajax có thể hiểu là công nghệ được hình thành bởi một tập hợp các các kỹ thuật phát triển Web, trong đó có Callback, để tạo nên các trang Web sinh động. Ajax là sự kết hợp cả JavaScript và XML, JSon.. để làm tối đa hóa công việc viết mã của các nhà lập trình Ajax.
Partial Postback là một kỹ thuật nằm giữa Callback (kỹ thuật thô sơ nhất) và Postback. Partial Postback trong Ajax sử dụng cơ chế Callback để phát động cuộc gọi lên server và cũng thực hiện các ASP.NET LifeCycle như một postback thông thường. Tuy nhiên Ạjax chỉ điều khiển quá trình rendering trên các control thay vì rendering lại toàn bộ trang Web. Ajax đóng gói các dữ liệu đã được render và gửi ngược trở lại Client. Về phía trình duyệt, Ajax cập nhật DOM cho trang Web với các thay đổi cần thiết.
Partial Postback không được hỗ trợ trong ASP.NET 2.0 (trong khi Callback đã có trong phiên bản này). Tuy nhiên AJAX đã giúp các nhà phát triển Microsoft làm điều này bằng cách bổ sung các thư viện hỗ trợ cho Partial Postback.
Như vậy Callback chỉ là một kỹ thuật nhỏ lẻ, cấp thấp và có lợi thế hơn Ajax trong việc khai thác các tính năng nhỏ để tăng mức User Experience cho trang Web.
Khi nào thì quyết định sử dụng Callback hoặc Postback?
Như đã nói ở trên, Callback đem lại sự thuận tiện cho người dùng khi phải vẽ lại toàn màn hình. Các developer thường hay mắc một nhược điểm là lạm dụng kỹ thuật Callback hoặc đối tượng UpdateManager quá nhiều sẽ khiến cho trang Web load chậm và hiệu quả cũng trở nên phản tác dụng khi hiện tượng co giật vẫn xảy ra do quá nhiều xung đột phát sinh. Do vậy tác giả đề nghị các developer cần hết sức lưu ý 2 nguyên tắc sau:
- Chỉ sử dụng Callback đối với các action đơn giản, thí dụ rate một bài báo hoặc like một cái gì đó.
- Đối với các action phức tạp như lưu dữ liệu, nên thiết kế full postback nhằm mục đích an toàn và hạn chế lỗi. Các developer cũng cần estimate xem một action xảy ra sẽ khiến trang Web thay đổi nhiều hay ít, nếu là thay đổi nhiều thì việc khai thác Ajax không đem lại hiệu quả nhiều, thay vào đó full postback là giải pháp tốt nhất.
Trong ASP.NET 2.0, các control như TreeView sử dụng rất nhiều script callbacks để thiết kế các tính năng expand/collapse. Trong khi đó GridView sử dụng callback để phân trang và sort dữ liệu mà không gây ra Postback.
<asp:GridView ID="GridView1"
DataSourceID="TitlesSource"
EnableSortingAndPagingCallbacks="true"
AllowPaging="true"
AllowSorting="true"
Runat="Server" />
Hi vọng bài viết này sẽ đem lại lợi ích cho những ai còn đang băn khoăn sẽ thiết kế trang Web theo hướng nào: Postback, Callback hay Ajax.
Happy Coding
0 nhận xét:
Đăng nhận xét